bet365 ee - Nhiệm Hữu Hạn.

BÀI BÁO QUỐC TẾ

Tác động của phân cấp tài khóa đến giảm nghèo ở Việt Nam

Trường bet365 ee - ĐHQGHN 09:59 17/05/2023

Đối với Việt Nam, vấn đề phân cấp và thực hiện phân cấp đã được quan tâm từ rất sớm. Ngay từ giai đoạn đầu của Đổi mới, vấn đề phân cấp đã được Đảng nhìn nhận một cách nghiêm túc và được đưa vào Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) với những nội dung cụ thể và kiên quyết thực hiện phân cấp quản lý. Sử dụng phương pháp ước lượng hai bước (2SLS), nghiên cứu “The Impact of Fiscal Decentralization on Poverty Reduction in Vietnam” của nhóm tác giả Phạm Thu Hằng, Bùi Huy Nhượng, Đỗ Anh Đức, Lê Anh Đức, Hà Diệu Linh và Ngô Thị Hải An công bố trên tạp chí The Economics and Finance Letters Vol. 9 (2022) No. 2 đã phân tích tác động của phân cấp tài khóa đối với giảm nghèo ở Việt Nam thông qua dữ liệu cấp tỉnh trong 2 giai đoạn 2010-2015 và 2016-2019.

Phân cấp (decentralization) là một trong những khái niệm có vai trò quan trọng và được nhiều nghiên cứu lý thuyết cũng như thực nghiệm đề cập trong lĩnh vực kinh tế - xã hội. Phân cấp được định nghĩa là quá trình chuyển giao quyền hạn và trách nhiệm từ chính quyền trung ương cho các chính quyền địa phương hay cho khu vực kinh tế tư nhân. Khái niệm phân cấp bao hàm 4 khía cạnh: quản lý hành chính, quản lý tài chính, chính trị và  thị trường. Trong đó, ở khía cạnh quản lý tài chính, phân cấp tài khóa luôn là vấn đề được các nhà kinh tế quan tâm nghiên cứu trong quản lý tài chính công. 

Các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm mở rộng xoay quanh “phân cấp” cũng đã khẳng định vai trò của phân cấp đối với giảm nghèo ở các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Xét dưới góc độ lý thuyết, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện và đưa ra khá thuyết phục về khung phân tích và cơ chế truyền tải tác động từ phân cấp đến giảm nghèo (Davoodi và Zou, 1998; Davoodi, 1999; Jutting và cộng sự, 2004; Steiner, 2005). Các nghiên cứu lý thuyết này kế thừa, phát triển và dần hình thành khung phân tích khá rõ nét với nhiều kênh tác động bao gồm tác động chính trị và tác động kinh tế. Đặc biệt, khái niệm nghèo đói được nhìn nhận đa chiều từ các khía cạnh bao gồm: không có tiếng nói, tính dễ bị tổn thương và khả năng tiếp cận dịch vụ. Tác động của phân cấp đến giảm nghèo được thể hiện ở khả năng tăng cường cơ hội cải thiện điều kiện sống của người nghèo thông qua việc làm, dịch vụ tài chính, cơ sở hạ tầng và dịch vụ công. Tạo điều kiện trao quyền có nghĩa là thu hút sự tham gia của người dân trong việc ra quyết định, đồng thời tăng cường an ninh liên quan đến việc giảm tính dễ bị tổn thương trước các mối đe dọa như cú sốc kinh tế, thiên tai và bệnh tật. Ngoài ra, một cơ chế khác mà phân quyền có thể ảnh hưởng đến đói nghèo là thông qua ảnh hưởng của nó đối với quản trị. Phi tập trung có thể thúc đẩy quản trị tốt bằng cách cải thiện trách nhiệm giải trình, tăng cường sự tham gia của người dân trong việc ra quyết định và thúc đẩy cạnh tranh giữa các khu vực tài phán. Bằng cách đưa người dân và bên cung cấp hàng hóa công cộng đến gần nhau hơn, các quan chức chính phủ dễ dàng chịu trách nhiệm hơn. Bởi vì quản trị tốt có thể ảnh hưởng đến xóa đói giảm nghèo, phân cấp cũng có thể liên quan đến nghèo đói.

Như vậy, các nghiên cứu về phân cấp đến nghèo đói khá phong phú và tạo thành một hệ thống khung lý thuyết phức tạp nhưng rõ nét và thuyết phục. Tuy nhiên, xét về góc độ kinh tế - tài chính, phân cấp tài khóa đóng vai trò như thế nào trong tác động giảm nghèo lại mới chỉ có các nghiên cứu thực nghiệm mang tính chất khảo sát, khám phá. Do vậy, các kết quả thu được có tính chất khác biệt tùy thuộc vào bối cảnh các quốc gia được tiến hành nghiên cứu. Có nhóm các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy không có minh chứng đáng tin cậy về tác động của phân cấp tài khóa đến giảm nghèo, ngược lại một số nghiên cứu thực nghiệm khác lại cho thấy tác động là khá rõ rệt nhưng tác động này có thể thuận chiều hoặc trái chiều, tùy thuộc vào bối cảnh quốc gia.

Đối với Việt Nam, vấn đề phân cấp và thực hiện phân cấp ở Việt Nam đã được quan tâm từ rất sớm. Ngay từ giai đoạn đầu của Đổi mới, vấn đề phân cấp đã được Đảng nhìn nhận một cách nghiêm túc và được đưa vào Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) với những nội dung cụ thể và kiên quyết thực hiện phân cấp quản lý. Theo thời gian, phân cấp dần được hoàn thiện rõ nét trong các nghị quyết của Chính phủ. Cho đến năm 2004, phân cấp chính thức được thừa nhận trong Nghị quyết 08/2004/NQ-CP. Theo đó, phân cấp tài khóa ngày càng được làm rõ và đưa vào thành một trong những nội dung chính trong hoạt động quản lý tài chính công của Chính phủ Việt Nam cho đến nay. Song song với nhiệm vụ thúc đẩy phân cấp tài khóa, nhiệm vụ giảm nghèo đồng thời cũng là nhiệm vụ hàng đầu của Việt Nam trong lộ trình hướng tới việc thực hiện 17 mục tiêu SDGs. Các chiến lược hiệu quả đúng hướng giúp Việt Nam liên tục gặt hái được những thành tựu trên mặt trận giảm nghèo. Trong khoảng thời gian từ 2016 đến nay, các chỉ số nghèo được Việt Nam đo lường chính thức bằng nghèo đa chiều với nhiều góc độ tiếp cận, thay vì nghèo thu nhập hoặc chi tiêu theo cách đánh giá trước đây. Do vậy, việc phân tách các cách thức tác động của phân cấp tài khóa đến giảm nghèo lại trở nên khó khăn hơn trước nhưng cấp thiết nhằm đưa ra những minh chứng thực nghiệm đáng tin cậy góp phần thực hiện mục tiêu SDGs về giảm nghèo trong bối cảnh kinh tế toàn cầu mới cho đến năm 2030.

Trong khi hầu hết các nghiên cứu trước đây xem xét các tác động của phân cấp tài khóa đến nghèo chủ yếu qua các nghiên cứu thực nghiệm, nghiên cứu này đóng góp một phần vào việc hệ thống khung lý thuyết và đồng thời cung cấp minh chứng thực nghiệm cho mối tác động này ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả cho thấy: (i) Phân cấp tài khóa đại diện bằng tỷ lệ giữa thu có nguồn gốc địa phương với tổng thu địa phương sẽ có tác động giảm nghèo thu nhập/chi tiêu trong giai đoạn 2010-2015 và không có ý nghĩa đối với giảm nghèo đa chiều trong giai đoạn 2016-2019; (ii) Tăng trưởng kinh tế và giáo dục đều có tác động đến giảm nghèo ở cả hai giai đoạn, trong đó tác động của tăng trưởng kinh tế tương đối lớn, còn tác động của các khoản chi phúc lợi ở địa phương khá nhỏ; (iii) Cải thiện cơ sở hạ tầng qua mạng lưới thông tin và tăng cường sự tham gia của người dân cấp cơ sở không có ý nghĩa giảm nghèo thu nhập/chi tiêu và nghèo đa chiều trong cả hai giai đoạn 2010-2015 và 2016-2019. 

Kết quả nghiên cứu này mang ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn trong bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện tại và tương lai. Bằng cách làm sáng tỏ hơn về khung lý thuyết tác động của phân cấp tài khóa đến giảm nghèo, cũng như đánh giá tác động thực tế trong giai đoạn 2010-2019, nghiên cứu cung cấp những hàm ý sâu sắc cho các nhà hoạch định chính sách về việc cải thiện nghèo thu nhập và nghèo đa chiều thông qua phân cấp tài khóa ở Việt Nam.

>>> Chi tiết bài báo xem tại:

Pham, T. H., Bui, H. N., Do, A. D., Le, A. D., Ha, D. L., & Ngo, H. A. (2022). The Impact of Fiscal Decentralization on Poverty Reduction in Vietnam. The Economics and Finance Letters, 9(2), 235-243.

GIỚI THIỆU TÁC GIẢ

TS. Phạm Thu Hằng: Học viện Ngân hàng

PGS.TS. Bùi Huy Nhượng: Trường bet365 ee Quốc dân

PGS.TS. Đỗ Anh Đức: Trường bet365 ee Quốc dân

TS. Lê Anh Đức: Trường bet365 ee Quốc dân

Hà Diệu Linh: Trường Đại học Công đoàn

Ngô Thị Hải An: Trường bet365 ee - ĐHQGHN

Danh mục bài báo đăng tạp chí quốc tế tính đến tháng 9 năm 2023

Danh mục bài báo đăng tạp chí quốc tế tính đến tháng 9 năm 2023

Trân trọng giới thiệu Danh mục bài báo đăng trên các tạp chí quốc tế của cán bộ, giảng viên Trường bet365 ee - ĐHQGHN tính đến tháng 9 năm 2023.

Chi tiết
Thương hiệu đại học - Một góc nhìn khác trong bối cảnh thách thức cạnh tranh toàn cầu ngày càng gia tăng

Thương hiệu đại học - Một góc nhìn khác trong bối cảnh thách thức cạnh tranh toàn cầu ngày càng gia tăng

Trong bối cảnh những thách thức cạnh tranh toàn cầu ngày càng gia tăng, đòi hỏi các tổ chức giáo dục đại học phải áp dụng một chiến lược khác biệt để duy ...

Chi tiết
Tại sao người dân Việt Nam dễ bị lừa đảo đầu tư theo mô hình Ponzi trên các sàn giao dịch tiền mã hóa? Kết quả thực nghiệm từ mô hình PLS-SEM

Tại sao người dân Việt Nam dễ bị lừa đảo đầu tư theo mô hình Ponzi trên các sàn giao dịch tiền mã hóa? Kết quả thực nghiệm từ mô hình PLS-SEM

Hơn 10 năm qua, tại Việt Nam đã có rất nhiều cá nhân bị lôi kéo tham gia vào các sàn giao dịch tiền mã hóa. Có thể kể đến vụ lừa đảo đầu tư tiền ảo iFan ...

Chi tiết
Tác động của trái phiếu xanh đến môi trường  tại các quốc gia: Vai trò điều tiết của chất lượng thể chế

Tác động của trái phiếu xanh đến môi trường tại các quốc gia: Vai trò điều tiết của chất lượng thể chế

Thị trường trái phiếu xanh đóng vai trò quan trọng trong việc tài trợ cho các dự án khí hậu và thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp, ...

Chi tiết
Thích ứng với bối cảnh bình thường mới: Khung sinh kế bền vững cho khu vực phi chính thức trong thời kỳ COVID-19

Thích ứng với bối cảnh bình thường mới: Khung sinh kế bền vững cho khu vực phi chính thức trong thời kỳ COVID-19

Sự bùng phát đại dịch COVID-19 đã gây ra những tác động tiêu cực chưa từng có tiền lệ đến nền kinh tế, trong đó đối tượng lao động phi chính thức được ...

Chi tiết
Tác động lan tỏa theo không gian của tăng trưởng kinh tế: Bằng chứng từ các tỉnh của Việt Nam

Tác động lan tỏa theo không gian của tăng trưởng kinh tế: Bằng chứng từ các tỉnh của Việt Nam

Nghiên cứu “ Spatial regional spillover of economic growth: Evidence from Vietnamese provinces” của nhóm tác giả Đồng Mạnh Cường, Đào Thị Bích Thủy (Trường ...

Chi tiết
Tâm lý nhà đầu tư, lợi nhuận cổ phiếu và sự phụ thuộc giữa các phân vị của chúng: Bằng chứng từ các quốc gia G7

Tâm lý nhà đầu tư, lợi nhuận cổ phiếu và sự phụ thuộc giữa các phân vị của chúng: Bằng chứng từ các quốc gia G7

Tâm lý từ lâu đã được biết đến là một yếu tố quan trọng trong tài chính hành vi và có thể ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường chứng khoán. Sử dụng dữ ...

Chi tiết
Các yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng trong công việc và mối liên hệ mật thiết giữa sự hài lòng trong công việc với sự gắn bó tổ chức: Từ góc độ giáo dục đại học

Các yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng trong công việc và mối liên hệ mật thiết giữa sự hài lòng trong công việc với sự gắn bó tổ chức: Từ góc độ giáo dục đại học

Với tiêu đề “Antecedents of Job Satisfaction and Its Progressive Intertwinement with Organizational Commitment: From a Higher Education Perspective”, bài ...

Chi tiết
Nghiên cứu đánh giá tác động của sự thiếu thốn tương đối về thu nhập cá nhân đối với sức khỏe của cư dân nông thôn: Cách thức hướng tới cải thiện tình trạng sức khỏe của cư dân nông thôn

Nghiên cứu đánh giá tác động của sự thiếu thốn tương đối về thu nhập cá nhân đối với sức khỏe của cư dân nông thôn: Cách thức hướng tới cải thiện tình trạng sức khỏe của cư dân nông thôn

Tình trạng sức khỏe của cư dân nông thôn có liên quan đến hạnh phúc, tình trạng kinh tế - xã hội, sự phát triển cá nhân và lý tưởng sống của họ, nhưng ...

Chi tiết